01 THÁNG
Một vài tuần sau khi sinh, trẻ bắt đầu chú ýđến giọng nói, gương mặt và sự tiếp xúc với bạn. Trẻ không thể nhìn xa hơn 20-25cm, khoảng cách này vừa đủ để trẻ nhìn thấy mặt mẹ khi được cho bú. Thính giác của trẻ phát triển hoàn toàn, trẻ đã có thể quay về phía âm thanh quen thuộc của mẹ (hay người thân cận với trẻ). Trẻ có thể nhấc đầu và quay mặt sang bên khi nằm sấp. Khi trẻ rướn người lên thì trẻ vẫn cần được trợ giúp. Dù điều khiển tay còn rất vụng về nhưng trẻ đã có thể đưa tay lên gần miệng.
Lưu ý:
Mỗi trẻ đều phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng nếu con bạn đã được 1 tháng tuổi mà vẫn chưa làm được những việc sau thì bạn cần tư vấn bác sĩ:
 

  • Bú chậm hoặc là bú không tốt,
  • Không nhìn một cách tập trung và dõi theo các vật di chuyển ở gần,
  • Không phản xạ đối với ánh sáng mạng,
  • Trẻ thể hiện vẻ dặt dẹo, ủ rũ,
  • Không phản ứng với tiếng động lớn.

 

03 THÁNG
Trẻ bắt đầu biết mỉm cười, biết tự chơi, biết bắt chước các biểu cảm trên gương mặt của mẹ. Bắt đầu “ê a”, nhại theo những âm thanh mà mẹ trò chuyện. Trẻ đã có thể tự nhấc đầu lên để chuẩn bị cho việc lẫy. Trẻ có thể mở và nắm bàn tay, rung lắc đồ chơi, với tới những đồ vật được treo trước mặt. Trẻ đã có thể đưa tay lên miệng và choãi đạp chân khi bạn bế trẻ lên. Sự phối hợp giữa mắt và tay cũng phát triển, trẻ biết dõi theo những vật mình thích và tập trung chú ý vào các gương mặt, thậm chí có thể nhận ra mẹ từ khoảng cách bên kia của căn phòng.
Lưu ý:
Mỗi trẻ đều phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng nếu con bạn đã được 3 tháng tuổi mà vẫn chưa làm được những việc sau thì bạn cần tư vấn bác sĩ:
-Không giữ được đầu tốt,
-Không cầm nắm được vật thể,
-Không tập trung vào những vật chuyển động,
-Không cười,
-Không phản ứng với tiếng động lớn,
-Không chú ý đến những khuôn mặt mới,
-Lo lắng sợ hãi khi gặp người lạ hay khung cảnh lạ
04 – 07 THÁNG
Trẻ có thể cười to, đã “ê a” đối đáp với bạn. 7 tháng, trẻ có thể lẫy sấp và lật ngửa trở lại: ngồi mà không cần sự giúp và đứng được trên chân khi được giữ thẳng: tím các vật thể kéo lại gần và chuyển từ tay này sang tay kia. Trẻ nhạy cảm với giọng của mẹ, hiểu cảnh báo khi bạn nói “không”, biết tên của trẻ và quay lại khi bạn gọi: “ù òa” là trò chơi ưa thích và trẻ thích chơi những đồ vật bị giấu đi một phần. Trẻ nhìn thế giới đầy đủ màu sắc và nhìn được xa hơn. Trẻ sẽ dõi theo một vật di chuyển bằng mắt và thích nhìn thấy mình trong gương.
Lưu ý:
Mỗi trẻ đều phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng nếu con bạn đã được 7 tháng tuổi mà vẫn chưa làm được những việc sau thì bạn cần tư vấn bác sĩ: Mỗi trẻ đều phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng nếu con bạn đã được 7 tháng tuổi mà vẫn chưa làm được những việc sau thì bạn cần tư vấn bác sĩ:
-Trẻ bị “đơ”,
-Không thể giữ đầu một cách vững vàng,
-Không thể tự ngồi,
-Không phản ứng với tiếng động hoặc không cười,
-Không phản ứng giao tiếp với người thân,
-Không với tay cần nắm vật thể.
08-12 THÁNG
Trẻ bắt đầu khám phá mọi thứ và di chuyển bằng cách bò, lết, ngồi lên, tìm mọi cách để đứng dậy và vịn để đi, thậm chí có thể đi những bước chập chững đầu tiên. Những tiếng “ê a” đã trở thành ngôn ngữ thực sự như “mẹ”, ba”… Trẻ sẽ nói những cụm từ đơn giản, dùng cử chỉ để thể hiện ý muốn hoặc không thích và rất chú ý đến từ ngữ bạn nói. Trẻ sử dụng tay linh hoạt hơn, rất thích chơi rồi bỏ đồ vật vào hộp rồi lấy ra; dùng ngón cái và ngón trỏ để bốc đồ ăn; thích bắt chước mẹ chải tóc, uống nước trong cốc và nói chuyện điện thoại; tỏ ra thích đi ra ngoài nhưng tránh người lạ và cảm thấy lo lắng khi không có mẹ ở bên cạnh.
Lưu ý:
Mỗi trẻ đều phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng nếu con bạn đã được 12 tháng tuổi mà vẫn chưa làm được những việc sau thì bạn cần tư vấn bác sĩ:
-Không bò,
-Đã biết bò hơn một tháng mà vẫn kéo lê một bên chân,
-Không thể đứng dù được hỗ trợ,
-Không cố gắng tìm kiếm những đồ vật bạn giấu ngay trước mặt,
-Không nói và không sử dụng cử chỉ.

9 cột mốc phát triển quan trọng của bé mẹ nên nhớ? - bibabo.vn