Thời điểm thích hợp để trẻ bắt đầu ăn dặm

Các khuyến cáo về độ tuổi thích hợp để bắt đầu ăn dặm thau đổi qua thời gian thông qua các nghiên cứu khác nhau. Trước đây, nghiên cứu cho thấy rằng trẻ nên được ăn dặm từ tháng thứ 4 sẽ giúp trẻ đỡ bị dị ứng về sau. Sau đó, đã có những nghiên cứu khác phản bác lại những nghiên cứu đó: trẻ ăn một số thức ăn sớm quá (ngoài sữa mẹ ) rất dễ bị dị ứng, đặc biệt là những trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng như bị chàm. Do đó, hiện nay, các tổ chức y tế khuyến cáo xung quanh 6 tháng thì trẻ có thể ăn dặm.

  Khi trẻ được 4 - 6 tháng tuổi là có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, không chỉ dựa vào tháng tuổi, mà cha mẹ còn cần dựa vào sự phát triển kỹ năng và vận động của trẻ để quyết định việc cho trẻ ăn dặm như:
 + Giữ được đầu và cổ
Thông thường, trẻ cần đạt được mốc phát triển vận động giữ được cổ bởi nếu cổ không đủ vững thì trẻ không thể nuốt được thức ăn đặc và đồng thời, trẻ phải quay qua quay lại được đủ để từ chối khi không thích ăn nữa hoặc khi trẻ đã no. Trẻ còn giữ được cổ thẳng trong khoảng từ 4-6 tháng tuổi. Dĩ nhiên có những trẻ giữ được cổ sớm hơn và có trẻ phải hơn 6 tháng tuổi mới đạt được cột mốc này. Do đó, giữ được cổ là cột mốc quan trọng nhất trong việc xác định thời điểm cho trẻ ăn giặm.
+ Ngồi khi được hỗ trợ ( ngồi trong lòng)

Bên cạnh đó, trẻ còn cần đạt đến mốc có thể ngồi khi được hỗ trợ một phần. Và một điều quan trọng nữa là trẻ không còn phản xạ thè lưỡi đẩy ra những gì được đưa vào miệng. Phản xạ này là phản xạ bú và trẻ từ 4 tháng trở xuống vẫn còn phản xạ đó. Đa số trẻ từ tháng thứ 4-5 trở lên đều mất dần phản xạ này và sẵn sàng để ăn thức ăn đặc.

+ Chống thẳng tay nâng cao đầu khi nằm sấp

+ Cho thấy ý muốn ăn: chồm tới trước và há miệng khi được ăn, quay đầu khi không muốn ăn

Vì sao trẻ cần ăn dặm từ tháng thứ 6 trở lên?

Việc cho trẻ ăn dặm không chỉ là một phàn trong việc phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ, mà từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ cần thêm dưỡn chất mà sữa mẹ hay sữa công tức đơn thuần không cung cấp đủ cho nhu cầu của trẻ hằng ngày. Trong đó, quan trọng nhất là chất sắt bởi trẻ cần để tạo các huyết sắc tố mới. Thiếu sắt con sẽ bị giảm sức đề kháng, chậm tăng cân, ít vận động và có thể phát triển chậm hơn. 

Mặc dù sữa mẹ là một nguồn cung cấp sắt tốt, sắt trong sữa mẹ được hấp thụ vào đường ruột của bé rất dễ dàng, lượng sắt này chỉ đủ trong 6 tháng đầu tiên. Điều này xảy ra là vì hồng cầu của trẻ sinh ra đời đến khoảng 120 ngày sẽ chết đi, do đó, từ 6 tháng trở đi, trẻ cần bổ sung thẹm chất sắt để cung cấp đủ cho nhu cầu tạo hồng cầu, bởi sắt là một nguyên tố cần thiết để tạo nên hemoglobin-huyết sắc tố. Do đó, trẻ nên được cho ăn dặm và bắt đầu với thực phẩm chứa nhiều chất sắt để bổ sung vào lượng sắt mà sữa mẹ đã không thể cung cấp đủ cho nhu cầu hằng ngày của trẻ.

Nguồn: Bs Trí Đoàn trích” Để con được ốm”